Chia sẻ, mua bán trao đổi kiến thức, theme, plugin Wordpress

Những tiêu chí nhà đăng ký tên miền UY TÍN cần có

0

Bất kể khi nào bạn có một tên miền hoàn hảo và sẵn sàng để đăng ký thì việc bảo vệ và nắm giữ tên miền đó nên được ưu tiên trước hết. Vậy nhà cung cấp nào có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhất? Bạn nên làm việc với những người ra sao? Đâu là địa chỉ đăng ký uy tín và an toàn nhất?

Những tiêu chí để lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín

Chỉ khi biết những yếu tố quan trọng nào làm nên một đơn vị cung cấp tên miền uy tín, tốt nhất thì bạn mới có thể được đảm bảo những lợi ích tốt nhất khi đăng ký. Vậy một nhà cung cấp tên miền tốt phụ thuộc vào những tiêu chí nào?

“Hé lộ” những tiêu chí của nhà đăng ký tên miền UY TÍN cần có 1

 

Những yếu tố quan trọng nào bạn cần quan tâm ở một nhà cung cấp tên miền?

1. Nhà đăng ký tên miền được ICANN và VNNIC công nhận

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng trang web của các cá nhân và doanh nghiệp cao nên cũng có vô vàn địa chỉ đăng ký tên miền. Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín đã được công nhận bởi ICANN.

“Hé lộ” những tiêu chí của nhà đăng ký tên miền UY TÍN cần có 2

ICANN là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các loại tên miền trên toàn thế giới.

ICANN được viết tắt từ Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, được thành lập vào ngày 18/9/1998 và chính thức trở thành tổ chức giám sát các nhiệm vụ liên quan tới Internet, hoạt động dưới danh nghĩa chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 30/9/1998.

Tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng Internet như:

– Quản lý dữ liệu hệ thống tên miền trên Internet.

– Quản lý, phân phối và ủy quyền cấp phát địa chỉ IP cho từng khu vực cụ thể.

– Đưa ra các chính sách hợp lý cho sự phát triển và quốc tế hóa hệ thống tên miền cấp cao (Top-level Domain).

ICANN là đơn vị sẽ giám sát và cấp phép hoạt động cho các đơn vị nhà đăng ký và cung cấp một bộ các hướng dẫn đầy đủ các quy tắc để đảm bảo nhà đăng ký thực hiện đúng trình tự cấp phát và quản lý tên miền đến người dùng cuối.

Công việc của ICANN dựa trên nguyên tắc cơ bản là giúp duy trì sự hoạt động ổn định của Internet.

“Hé lộ” những tiêu chí của nhà đăng ký tên miền UY TÍN cần có 3

VNNIC là trung tâm quản lý tài nguyên Internet quốc gia Việt Nam được chứng nhận và cấp phép hoạt động bởi Trung tâm Thông tin mạng châu Á – Thái Bình Dương (APNIC)

Qua đó, VNNIC là trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập ngày 28/04/2000 thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt Nam, thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet; tham gia các hoạt động quốc tế về Internet.

Hiện nay, có 6 tổ chức trong khu vực được APNIC công nhận là NIR, gồm: APJII (Indonesia), CNNIC (Trung Quốc), JPNIC (Nhật Bản), KRNIC (Hàn Quốc), TWNIC (Đài Loan) và VNNIC (Việt Nam).

2. Có pháp nhân và hợp đồng dài hạn

Bạn có thể lựa chọn những nhà đăng ký nổi tiếng trên thế giới đang hoạt động, tuy nhiên nếu bạn là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì chúng tôi khuyến cáo nên lựa chọn đăng ký tên miền của các nhà đăng ký tên miền trong nước để được đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ tốt hơn trong suốt quá trình sử dụng, có đầy đủ hợp đồng và chứng từ hóa đơn hợp pháp.

Hãy chọn những nhà đăng ký tên miền cho phép bạn có thể đăng ký 1 năm, 3 năm, 5 năm và thậm chí 10 năm. Và với bất cứ hợp đồng nào, hãy đảm bảo luôn đọc những nội dung in trong hợp đồng dịch vụ trước khi trả tiền. Để xem những hạn chế và chi phí ẩn nào liên quan đến việc chuyển sang một nhà đăng ký tên miền khác hoặc sẽ tốn bao nhiêu chi phí để gia hạn đăng ký khi tên miền của bạn hết hạn

3. Vấn đề chuyển giao của nhà cung cấp tên miền

Có nhiều lý do khiến bạn có thể muốn chuyển giao dịch vụ của mình cho một nhà đăng ký khác, do đó hãy kiểm tra quy định chuyển giao để biết chi tiết. Thông thường, bạn sẽ không thể chuyển giao một tên miền trong 60 ngày đầu tiên sau khi đăng ký, nhưng khoảng thời gian này có thể còn lâu hơn nữa. Một số nhà đăng ký không cho phép hoặc có thể gây ra khó dễ trong quá trình chuyển giao hoặc có tính phí đối với các hóa đơn tên miền đã được hưởng khuyến mãi vào thời điểm mà bạn đăng ký.

Hãy luôn đảm bảo rằng hệ thống quản lý tên miền của nhà đăng ký hiện tại cho phép khách hàng của họ unlock tên miền và chủ động get auth-code tên miền để chuyển sang nhà đăng ký tên miền mới bất kỳ lúc nào.

4. Nhà đăng ký tên miền hỗ trợ khách hàng tận tình

Hãy tìm một nhà đăng ký có thể dễ dàng liên hệ và có quá trình phục vụ khách hàng tốt. Bạn sẽ muốn có một nhà đăng ký giải quyết nhanh chóng khi trang web của bạn bị sập hoặc đưa ra giải pháp tức thì khi có vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về các chính sách và quy định của họ đối với vấn đề quản lý tên miền, khi có khiếu nại hoặc xử lý tranh chấp thì họ luôn sẵn sàng có kênh tiếp nhận thông tin.

5. Chi phí hợp lý

Chi phí đăng ký hàng năm cho một tên miền riêng có thể không thay đổi nhiều với các nhà đăng ký, nhưng chi phí của các dịch vụ bổ sung mà bạn có thể muốn, cùng với các khoản giảm giá có thể nhận được nếu bạn mua một số tên miền, có thể sẽ khác nhau tùy theo từng nhà đăng ký.

Một lần nữa, hãy đọc thỏa thuận dịch vụ của họ về các khoản phí khi gia hạn, chuyển giao, chuyển tiếp email, quản lý DNS, khóa và bảo vệ chống trộm tên miền. Một số nhà đăng ký sẽ cung cấp các dịch vụ này miễn phí khi đăng ký tên miền.

Lưu ý hiện nay có một số nhà đăng ký trên thị trường thường thực hiện chiến dịch Marketing rầm rộ giảm giá tên miền rất rẻ để tiếp cận khách hàng mục tiêu cho năm đầu nhưng sẽ thu phí gia hạn tên miền khá cao cho năm thứ 2 trở đi, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn cần phải biết quy định về việc gia hạn cho năm thứ 2 đối với các trường hợp đăng ký tên miền thông qua chương trình khuyến mại

6. Nhà cung cấp có đầy đủ các dịch vụ bổ sung

Bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp có đầy đủ mọi dịch vụ. Họ cung cấp các dịch vụ khác nhau như xây dựng trang web và hosting, dịch vụ email, máy chủ ảo, chứng chỉ SSL và các công cụ SEO, Digital Marketing. Điều này rất lý tưởng cho một chủ doanh nghiệp muốn tập chung mọi dịch vụ liên quan đến web ở cùng một đơn vị quản lý.

Ngoài ra, hệ thống quản lý DNS của nhà đăng ký cho phép người dùng có thể chủ động cập nhật các bản ghi nhanh chóng mà không cần phải phụ thuộc vào đội ngũ hỗ trợ của đơn vị cung cấp.

7. Cung cấp các dịch vụ về Quyền riêng tư

Một số nhà cung cấp các dịch vụ về quyền riêng tư (còn được gọi là “ẩn danh thông tin chủ thể” và “đăng ký riêng tư”), theo đó họ sẽ cung cấp việc sử dụng tên của họ, thay cho tên bạn, để được đưa vào hồ sơ của Whois. Lưu ý rằng bất cứ ai được liệt kê dưới dạng ngườiđăng ký tên miền đều là chủ ở hữu hợp pháp của tên miền đó. Hãy cân nhắc xem điều này có thể gây ra các xung đột tiềm ẩn sau này hay không.

Một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh rằng bạn hãy lựa chọn một nhà đăng ký có thể đảm bảo quyền lợi và xử lý tranh chấp cho khách hàng khi có kiện tụng hoặc đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật tại nước sở tại mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.